Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Hướng dẫn cách trồng hoa hồng bareroot và hồng chậu

1. Chuẩn bị trồng hồng

Đối với hồng Bareroot
Các cây hồng bareroot thường được giao khi đang trong tình trạng ngủ đông. Chúng không chủ động phát triển lúc đó, nhưng cần có sự chăm sóc ngay sau khi ta nhận được cây.
Trước hết, sau khi lấy cây ra khỏi hộp, kiểm tra và cắt bỏ các cành/rễ gãy trong quá trình vận chuyển hoặc có dấu hiệu hư hại.
Sau đó, ngâm cây hồng trong nước ở nhiệt độ thường, nước ngập cả bộ rễ trong vòng ít nhất 4h đồng hồ nhưng không quá 24 tiếng. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất vào nước ngâm hồng như Vitamin B để giúp cây hạn chế bị sốc và thúc đẩy quá trình phát triển.



Nếu chưa trồng ngay, bạn nên ngâm cây trong vòng 4h, sau đó cho vào túi bóng, để mở miệng túi và bảo quản ở nơi mát, tối. Giữ cho cây ẩm bằng cách xịt nước hàng ngày, không để cây bị quá nóng hoặc quá lạnh.
Nên trồng cây càng sớm càng tốt. Nếu như bạn chưa thể trồng cây ngay trong vòng 2 tuần thì nên trồng tạm trong chậu to và tưới nước đầy đủ, tránh gió.

Đối với hồng chậu
Nếu bạn mua hồng chậu, ghi nhớ rằng chúng đang tăng trưởng và thường xuyên được tưới nước đầy đủ tại vườn ươm, vì thế nếu chưa thể trồng ngay, bạn nên tưới nước cho chúng hàng ngày và để dưới ánh sáng mặt trời.

Chọn nơi trồng hồng
Hồng là một giống cây khỏe nhưng chúng sẽ tăng trưởng tốt nhất nếu như được cung cấp đầy đủ điều kiện sống thích hợp. Để có thể ra nhiều hoa, hồng cần được chiếu sáng ít nhất 6h mỗi ngày, tốt nhất là nắng sáng để làm khô lá và hạn chế các bệnh về lá. Không nên trồng hồng gần các cây to vì chúng sẽ chiếm dụng ánh sáng mặt trời, nguồn nước và dinh dưỡng của cây hồng.

Đất trồng hồng nên thoát nước tốt. Nếu 1h sau khi mưa nước vẫn chưa thoát thì bạn cần phải cải tạo đất. Có thể rải gạch, hoặc sỏi dưới hố trồng hồng để giúp nước thoát tốt.

Cần phải đảm bảo sao cho nơi bạn dự định trồng hồng sẽ có đủ không gian cho cây hồng khi trưởng thành. Với không gian rộng hơn, cây sẽ thoáng khí hơn và giảm bớt các bệnh về lá.

Chuẩn bị nơi trồng hồng
Trước hết cần dọn sạch cỏ quanh khu vực trồng hồng.
Sau đó bổ sung thật nhiều phân hữu cơ, bất kể loại đất bạn đang có. Phân chuồng phải hoai kỹ trước khi bón, nếu không chúng sẽ làm cháy rễ cây hồng.

2. Trồng hồng bareroot
  • Đào hố: Hố trồng hồng cần phải sâu và rộng ít nhất 50 cm. Bón phân chuồng dưới đáy hố và lấp 1 lớp đất lên trên, chúng sẽ tạo chất dinh dưỡng cho cây khi rễ phát triển đủ lớn và sâu mà không ảnh hưởng đến các rễ mới mọc. Tạo một mô đất nhỏ trong lòng hố. Nếu các bạn trồng hồng thẳng xuống đất, chỉ giữ lại lớp đất bề mặt của hố mới đào, bỏ đất sâu dưới lòng hố và không sử dụng vì lớp đất này đã không còn đủ chất dinh dưỡng. Trộn đất bề mặt cùng với một ít phân chậm tan.
  • Đặt cây hồng vào hố sao cho toàn bộ phần rễ nằm dưới bề mặt đất. Trải rộng bộ rễ trên mô đất nhỏ dưới đáy hố. Lúc này bạn nên cắt bỏ khoảng 1cm rễ để kích thích rễ phát triển.

  • Lấp 1/3 hố bằng đất và nén đất, tưới nước ngập hố. Sau khi nước rút hết, tiếp tục lấp nốt hố và tưới thêm nước.
  • Ghi nhớ: Vun đất quanh gốc thành một ụ đất nhỏ trong vòng 2 tuần, việc làm này sẽ giúp cho cây khỏi bị khô. Sau 2 tuần, nhẹ nhàng gạt bớt lớp đất này, tránh làm gãy các chồi có thể mọc lúc đó.

  • Cắt bớt cành, chỉ để lại khoảng từ 7-10 cm phía trên mặt đất. Cắt cành tại mắt hướng ra ngoài, điều này sẽ giúp cho cành mới mọc ra phía ngoài chứ không mọc vào bên trong.
 3. Trồng hồng chậu
  • Cách trồng hồng chậu tương đối giống với trồng cây bareroot. Tuy nhiên, vì các lớp rễ của hồng chậu đã nhiều hơn so với hồng bareroot nên tránh sử dụng phân bón trộn chung với đất khi lấp hố trồng hồng. Trong năm đầu tiên chỉ nên bón bằng phân nước tưới vào đất. Sang tới năm thứ 2 có thể sử dụng phân hạt trộn vào đất.
  • Tưới nước: sau khi trồng, tưới nước 2-3 lần/tuần. Sau khi cây ổn định, tưới đẫm mỗi tuần 1 lần. Nên tưới gốc để tránh cho cây khỏi các bệnh về lá. Tưới nước vào buổi sáng để lá có thời gian khô trước khi trời tối. Tuy nhiên, khi thời tiết quá khô, để phòng nhện đỏ, cần phải xịt nước tưới lá thường xuyên vào ban ngày.
Toàn bộ quá trình có thể minh họa như sau:


Phân loại hoa hồng

Để giúp các bạn lựa chọn khi mua hồng, mình lược dịch một số tài liệu tổng hợp về các giống hồng được phân loại ra sao và các đặc tính của từng giống, cũng là giúp các bạn có cái nhìn sơ qua về lịch sử phát triển của cây hồng từ thời cổ đại tới nay.

Hồng thường được chia ra làm 3 nhóm

1 Hồng dại
Nhóm đầu tiên là hồng dại, tồn tại hoang dã trong thiên nhiên. Đây là những giống cây dễ trồng, khỏe mạnh, rậm rạp và không bị sâu bệnh, thích hợp cho những khu vườn mang phong cách phóng khoáng.

 

2 Hồng cổ

Tiếp theo là nhóm hồng cổ, thuộc nhóm hồng tồn tại trước khi hồng hiện đại ra đời (khoảng những năm 1860)
Một số loại đã có mặt từ thời cổ đại trong những khu vườn ở Hy Lạp, Rome, Ba Tư và Trung Quốc, trong khi nhiều loại khác xuất hiện từ cuối thế kỷ 18 và thế kỷ 19.  Điểm chung của nhóm hồng này là chúng mọc thành những bụi lớn, duyên dáng và thường nở rộ một lần vào mùa hè. Bông hoa có nhiều phom dáng khác nhau, màu sắc có các sắc độ từ trắng tới hồng và đổ thẫm, đồng thời có hương thơm nồng đậm. Trong số các phân nhánh hồng của nhóm này, có một số loại nổi bật như sau

Gallica: nhóm hồng Gallica có nguồn gốc từ Rosa gallica, một giống hồng dại bản địa của nam và trung châu Âu, tiểu Á và Trung Đông. Đây là một trong những giống hồng tổ của hồng hiện đại và lập ra nền móng của việc lai giống hồng. Giống hồng cổ nhất

 Apothecary's Rose, R. gallica var. officinalis, chính là hoa hồng đỏ đại diện cho nhà Lancaster trong cuộc chiến hoa hồng trước kia. Ban đầu nhóm hồng này được trồng chủ yếu để làm thuốc dưới hình thức sử dụng siro và mứt từ cánh hoa hồng, sau đó hình thành nên ngành công nghiệp sử dụng cánh hoa hồng.

 ApothecaryApothecary  Apothecary
Giống hồng này thường mọc thành những bụi hoa rậm, lá hình oval, dựng đứng, xanh đậm, hoa thơm nồng mọc đơn hoặc từng chùm 3 bông trên những cành mảnh, không quá gai.
Màu sắc rực rỡ, sáng sủa, từ tím đậm tới hồng, đặc biệt là loại hồng sọc Rosa Mundi.
'MundiMundi Mundi
Gallica là lựa chọn sáng suốt cho những khu vườn có đất xấu và không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc.
Gallica là một trong những giống hồng lai tạo ra hồng Damask.

Damask: Hồng Damask được chia thành 2 nhóm: hoa mùa hè (nở sớm) và hoa mùa thu (hoa nở lần 2 vào mùa thu).
Giống hồng Damask mùa hè được cho là kết quả lai tạo giữa hồng Gallica và phoenicea từ Syria rất khó trồng ở Anh. Từ thời cổ đại hồng Damask đã được tán dương là nguồn nguyên liệu chính sản xuất nước hoa hồng, và sau đó là tinh dầu hoa hồng. Ngày nay giống hồng'Trighintipetala' (Kazanlik Rose) được trồng rộng rãi ở Bulgaria để phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất nước hoa từ hoa hồng.
KazanlikKazanlik
Giống hồng Damask hoa mùa thu được coi là một nhánh dị biệt của hồng Damask mùa hè, hoặc là kết quả lai tạo giữa hồng Gallica và hồng Moschata từ Himalaya. Đây là một giống hồng dùng để lai tạo rất quan trọng trong thế kỷ 19 do đặc tính bền hoa rất lâu.
Hồng Damask được coi là thủy tổ của nhóm hồng Alba.

Alba roses
Hồng Alba là một giống hồng lai từ thời cổ đại trong các khu vườn ở Châu Âu, và từng được coi là một loại hồng dại cánh kép. Tuy nhiên, hiện nay người ta cho rằng nó là kết quả lai tạo giữa giống hồng Damask và một giống hồng dại corymbifera từ Trung Đông hoặc hồng tầm xuân canina từ châu Âu. 
Hồng Alba giữ được sự duyên dáng tinh tế của giống hồng bố mẹ: cứng cáp, không bị sâu bệnh, dễ trồng thậm chí cả trong bóng râm. Những bông hoa thơm, cánh mỏng thường có màu trắng, hồng phớt hoặc hồng nhạt. Cao tới 5ft, mọc thẳng, rất nhiều lá với chồi màu xám, giống hồng này đặc biệt thích hợp khi trồng chung với clematis.
Người ta tin rằng hồng Alba lai với hồng Damask mùa thu tạo ra hồng Centifolia. Giống hồng này tạo ra nhiều giống dị biệt khác, trong đó quan trọng nhất là giống Muscosa (Common Moss)
 Mme Legras de St. GermainMme Legras de St. Germain

Moss roses
Hồng Moss có đặc điểm là có những những tuyến trông giống như rêu mọc trên chồi và đài hoa. Giống này có nguồn gốc từ 2 giống ban đầu là 'Muscosa', một giống dị biệt củacentifolia và 'Quatre Saisons Blanc Mousseux', một giống dị biệt của hồng Damask hoa mùa thu. Vào thế kỷ 19 hai loài này được lai tạo với nhau và rất nhiều giống hồng lai được tạo ra. Giống hồng này rất thơm và phổ biến trong thời Victoria. Tuy nhiên chỉ còn một số loại còn tồn tại tới ngày nay, trong đó có 'William Lobb', còn được gọi là hồng rêu nhung cổ. Bụi cây lớn, hoa tím đậm rất thơm khi nhạt màu chuyển sang màu oải hương và màu ghi xám xanh. 


William LobbWilliam Lobb

Hồng Trung Quốc
Trong vòng nhiều thế kỷ, Châu Âu chỉ có hồng màu trắng, hồng hoặc đỏ nở 1 lần trong năm trừ hồng Damask mùa thu. Nhưng kể từ cuối thế kỷ 18, bông hồng đầu tiên bắt nguồn từ Trung Quốc đã đem tới những hứa hẹn mới về màu sắc(đỏ tuyền và vàng), lá bóng mướt và trên hết là đặc tính đột biến cho phép hồng ra hoa nhiều lần. Nhóm này được phát triển từ 4 giống hồng có nguồn gốc từ Rchinensis, được đem vào châu Âu từ Trung quốc từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Rodorata (Rchinensis x Rgigantea) kết hợi cùng một giống hồng TQ khác tạo thành một nhóm được gọi là hồng Trà do mùi thơm của chúng giống mùi trà mới đóng gói. 
Những giống hồng này được sử dụng để lai tạo ra những giống hồng cổ ra hoa hai lần trước tiên là giống Portlands, sau đó là giống Bourbons và Noisettes và cuối cùng là giống Perpetuals lai, mở đường cho những giống hồng hiện đại sau này.
Portland
Từ cuối thế kỷ 18, một giống hồng gọi là “Portlandica” xuất hiện, là kết quả của sự lai tạo ngẫu nhiên có thể là giữa Rgallica 'Officinalis'và hồng Damask mùa thu, đặt tên theo nữ công tước  Portland, là một người rất yêu hồng. Cây Portlandica khi lai với các giống hồng TQ tạo ra nhóm hồng Portland, cây đầu tiên có tên là Rose du Roi.
Rose du RoiRose du Roi

Bourbon
Nhóm này bắt nguồn từ các cây con của một giống hồng lai ngẫu nhiên được tìm thấy trên đảo Bourbon vào năm 1817. Cây bố mẹ có thể là hồng Damask mùa thu và hồng TQ “Old Blush” Hồng Bourbon rất phổ biến, khi lai với hồng giống R. x odorata sẽ tạo ra hồng Trà màu hồng.

Souvenie de la MalmaisonSouvenie de la Malmaison



Noisette
Nhóm hồng Noisette bắt nguồn từ việc John Champneys đến từ Charleston, S. Carolina lai giữa 2 giống Rosa moschata và 'Old Blush China ' vào khoảng năm 1802. Những cây con hình thành từ việc lai tạo này được một người làm việc tại vườn ươm ở Charleston tên gọi Phillipe Noisette ươm trồng và gửi tới Pháp để trồng tại đó. Một trong số này ra hoa hai lần trong năm tên là Blush Noisette, khi lai với hồng TQ màu vàng “Parks” sẽ tạo ra hồng Trà màu vàng và cũng tạo ra giống hồng Trà Noisette.
Blush NoisetteBlush Noisette



Giống lai Perpetual
Hybrid Perpetuals là sự trộn lẫn giữa hồng Bourbon, Portland và các nhóm khác để tạo ra những cây hồng bụi mạnh khỏe có bông to, cánh kép. Những cây này mọc rất khỏe, và vào cuối hè sẽ mọc ra những chồi mới dài, mọc thành những cành được vít chặt xuống đất và nở hoa dọc chiều dài của cành vào mùa sau. Kết quả của việc vít cành này khiến cho chúng trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 19.
Hybrid Perpetuals lai với hồng Trà sẽ tạo ra nhóm hồng Trà lai ghép (Hybrid Tea, viết tắt là H.T)
uốn cành kiểu Sissinghurtuốn cành kiểu Sissinghurt
Reines des ViolettesReines des Violettes


3 HỒNG HIỆN ĐẠI

Những cây hồng hiện đại là những giống được liên tục lai tạo từ đầu thế ký 20 và nở hoa lần hai vào mùa hè với nhiều cung bậc màu sắc khác nhau, mặc dù hương thơm của chúng đã bị hy sinh trong quá trình lai tạo ra những giống có hoa to và màu sắc tươi tắn hơn.


Hybrid teas     
Hồng Trà lai ghép (HT) là giống mà mọi người thường cho là hồng điển hình: bông cánh chặt chẽ, có một tâm, nhiều cánh, nở bông đơn trên 1 cành. Một bông hoa có thể có đường kính tới hơn 12cm và có gần như tất cả các màu, trừ màu xanh.
Những cái nụ dài cánh cuộn của hồng HT khiến chúng trở thành những bông hoa cắt cành phổ biến nhất trên thế giới, nhưng trông chúng lại khá kỳ quặc trong vườn với những bụi cây khẳng khiu vô duyên.
Hồng HT khi lai thành hồng leo cũng tương đối phổ biến trong khi một số loài mới như Chandos Beauty hoặc Velvet Fragrance có hương thơm và khả năng chống sâu bệnh mà các loại hồng HT cũ không có.
Chandos BeautyChandos Beauty


Giống hồng HT đầu tiên “La France” được tạo ra năm 1867 ở Pháp, có thể từ cây hồng Trà “Mme Bravy” và cây Hybrid Perpetual 'Mme Victor Verdier'. Một người Anh tên gọi Henry Bennet sau đó đã phát triển và đem chúng tới Mỹ

La FranceLa France

Những giống HT ban đầu gần như không thể sinh sản và phải được lai tạo lại để tạo ra những giống thuần chủng như Ophelia và 'Frau Karl Druschki'.
 OpheliaOphelia


Những giống HT thuần sẽ được lai với nhóm hồng Pernetiana để tạo ra một loại hồng trồng thảm bông to, tương đối khỏe  cũng mang tên HT. Một ví dụ cụ thể là cây “Peace” được nhân giống ở Pháp năm 1935 và mang tới Mỹ năm 1940.
peacepeace


Pernetiana và  Dwarf Polyantha roses
Pernetiana
Nhóm này được lai tạo bởi một người làm vườn người Pháp tên là Joseph Pernet-Ducher. Ông đã lai giữa giống Rosa foetida 'Persiana'với cây HT 'Antoine Ducher' và thế hệ lai thứ hai đã tạo ra giống Pernetiana thứ hai tên gọi 'Soleil d'Or'  năm 1900. Từ giống 'Persiana' và 'Bicolor' đã lai tạo ra tất cả những giống hồng có màu vàng rực, cam và màu lửa ngày nay.
Soleil d'OrSoleil d'Or

Ngày nay nhóm này đã được nhập vào với nhóm hồng HT.
Hồng lùn Polyantha
Giống hồng lùn Polyanthas đầu tiên còn được gọi là Poly-poms được trồng ở Pháp từ những năm 1870 lai từ giống R. multiflora từ Nhật Bản và một giống hồng TQ. Như tên gọi, giống hồng này cây thấp, hoa chum, nhiều màu sắc và rất khỏe, nhưng không mùi, hoa bông nhỏ và dễ bị bệnh nấm mốc. Sau khi được lai với giống hồng TQ R. chinensis 'Minima' sẽ tạo ra giống hồng mini, lai với các nhóm khác như hồng Trà tạo ra giống lai Polyantha lùn như 'Cecile Bruner' và Perle d'Or'
Cecile BrunnerCecile Brunner

Hồng lùn Polyanthas lai với hồng HT tạo ra giống lai Polyanthas.
Hybrid Musk
Hybrid Musks đầu tiên do Đức cha Josephy Pemberton xứ Essex lai tạo đầu những năm 1900. Ông lai giữa cây “Trier” hậu duệ của Rosa multiflora và một giống Tea Noisetter với một giống HT để tạo ra giống Pemberton Musks như Cornelia và Felicia.

CorneliaCornelia

Sau khi ông chết, công việc của ông được tiếp tục phát triển nhờ J.A Bentall, trong khi đó tại Đức Wilhelm Kordes phát triển một giống khác bằng cách lai giữa Trier với giống Polyanthas lùn tạo ra Kordes Musks như Wilhelm và giống dị biệt là Will Scarlet.






Hybrid Polyantha
Những năm 1920, một người lai tạo hồng tên là Sven Poulsen lai Polyanthas với giống HT tạo ra những giống hồng lai Hybrid Polyanthas hoặc Poulsen đầu tiên. Những cây lai ban đầu rất khỏe và bông to, nhưng lại không mùi và khả năng sinh sản hạn chế. Sau đó, bằng cách lai tiếp với những giống có khả năng sinh sản cao như Dusky Maiden và Frensham, những hạn chế này đã được cải thiện.
Nhóm hồng được gọi là Floribundas ngày nay một phần bắt nguồn từ các giống Hybrid Musks và còn lại là từ Hybrid Polyanthas

Floribundas

Những loại hồng này tạo ra những thảm hoa đầy màu sắc vào mùa hè. Các bông hoa nở thành từng chùm nhỏ và nở vài bông một lúc, kéo dài hàng tuần.
Chỉ có một số ít có mùi thơm nhẹ. Một số loài phổ biến bao gồm Iceberg, Golden Wedding và Margaret Merrill hoặc John Innes
IcebergIceberg

The English roses
Vào những năm 1940, nhà lai giống hồng David Austin bắt đầu tìm cách tạo ra một giống hồng kết hợp giữa phom đẹp và mùi thơm của các giống hồng cũ với những sắc độ phong phú và khả năng ra hoa nhiều lần của các giống hồng mới. Những bông hồng Anh được cải thiện qua nhiều thập kỷ giờ đây còn có khả năng chống sâu bệnh và nhiều trong số đó phát triển tốt ở nơi có nhiệt độ cao và khô hạn.
Có 4 nhóm hồng Anh, tất cả đều là những cây bụi có dáng đẹp, dễ dàng kết hợp với các loại cây khác.
Hồng cổ Anh lai là những loại mang mùi thơm và sự duyên dáng của các giống bố mẹ gallica và Damask đồng thời ra hoa liên tục.
Nhóm hồng Leander có những sắc độ hiện đại như màu vàng, màu hổ phách và màu lửa, mọc thành những bụi lớn, lá óng mượt.
Loại nhỏ hơn và mảnh mai hơn là giống hồng Anh lai Musk với những bông hoa mỏng như lụa, màu pastel thích hợp trồng ở những nơi mang tinh trang trọng.
Cuối cùng là loại lai với hồng Alba, có tất cả những đặc tính như sự nhẹ nhàng và duyên dáng của giống hồng dại. Nhiều loại hồng Anh như “Teasing Georgia” màu vàng và Shropshire Lad (màu đào và không gai) có bông kép và leo thấp thích hợp với những khu vườn nhỏ ngày nay.

Hồng leo, hồng leo dại và hồng phủ đất

Hồng leo và hồng leo dại là những cây hồng mọc khỏe với cành dài cần phải được uốn và buộc. Theo định nghĩa chung, hồng leo dại là những giống có cành mảnh, hoa chùm nhỏ ra hoa một lần trong năm. Sau khi ra hoa, chúng mọc thêm những cành dài mới sẽ ra hoa trong mùa sau. Những cành cũ sẽ bớt sum suê và chết dần. Hồng leo có hoa to hơn và nhiều lá hơn và nở 1 lần hoặc nhiều lần trong năm. Loại này sẽ tạo ra một bộ khung cành cố định với những chồi ngang tạo hoa trên đó. Nhiều loại hồng leo bắt nguồn từ các giống dị biệt của HT, Floribundas và các giống tương tự.
Rosa wichuriana là một giống hồng leo từ Nhật Bản. Đặc tính tuyệt vời là bộ lá bóng mượt chống được dịch bệnh và thời gian ra hoa muộn khiến những nhà lai giống hồng rất ưa thích và sử dụng nó để tạo ra nhiều giống hồng leo dại hiện đại, trong đó có Paul’s Scarlet có thể leo cao tới 4.5m

Hướng dẫn cách trồng cây hồng band size (Rouge Valley Rose)


FLC tóm lược một số điểm cần lưu ý khi trồng cây hồng band size theo hướng dẫn của RVR

1. Không sử dụng phân hóa học trong năm đầu tiên. Phân hóa học sẽ làm cháy rễ của cây non và diệt trừ các loại nấm tự nhiên kích thích khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ. Nếu bạn có ý định trồng cây vào chậu mà không trồng ra đất, 2 tháng sau khi trồng có thể sử dụng phân vi sinh chậm tan dành cho hồng. Không sử dụng phân hóa học cho đất vườn.

2. Không cắt tỉa cây trong năm đầu tiên. Đối với hồng leo, không cắt tỉa trong vòng 2-3 năm đầu tiên. Tuy nhiên, phải cắt bỏ những phần thân bị chết hoặc gãy. Không cắt nửa chừng mà phải cắt hết cả phần cành (cắt sát mặt đất, hoặc cắt tới cành chính)

3. Không tưới đẫm chậu trước khi trồng: Điều này sẽ làm cho đất rời khỏi rễ khi sang chậu. Nhà vườn đã tưới đủ nước trước khi giao cây (Điều này đã được chứng minh khi mình tưới đẫm nước khi nhận cây lần đầu, kết quả là rễ đi đằng rễ, đất đi đằng đất. Tuy nhiên, lần đó có thể châm chước vì cây nằm trong kho 1 tháng mới về tới VN, tới nơi thì đất khô cong. Lần này, đất vẫn còn ẩm nguyên)
Đất trong chậu cần phải được giữ ẩm, chứ không ướt. Khi rút cây ra khỏi chậu, cần đảm bảo sao cho cây vẫn giữ nguyên bầu đất. Đặt cả bầu đất vào chậu mới theo phương thẳng đứng, từ từ thêm đất từ dưới lên trên. Có trường hợp khi lấy cây ra khỏi chậu, đất sẽ rơi khỏi rễ. Lúc này, ngừng sang chậu và cho cây lại vào chậu cũ, bổ sung đất và để cây ổn định lại trong vòng 1-2 tuần nữa. Trồng ngay sau khi lấy cây ra khỏi chậu, không phơi cây bên ngoài vì sẽ làm khô rễ

4. Nếu tiếp tục trồng cây trong chậu cũ, nên bổ sung một ít phân hữu cơ chậm tan lên mặt chậu. Nếu khí hậu quá nóng bức, tưới cây ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều.
Nếu trồng cây trong chậu lớn hơn, không bổ sung phân hóa học, và chậu cây có thể tích không quá 10l (5 gallons) Khi tưới, đảm bảo nước làm ẩm toàn bộ chậu, không chỉ tưới trực tiếp vào phần rễ giữa chậu, sẽ gây úng rễ.

5. Nếu trồng cây ra đất:
- Đào 1 hố rộng và sâu ít nhất từ 30-45cm
- Loại bỏ lớp đất sâu bên dưới
- Trộn đất bề mặt theo tỉ lệ: 1/3-1/2 đất bề mặt + 1/3-1/2 phân ủ hoai + phân bón hữu cơ hoặc mùn cưa thật mủn. Không dùng mùn cưa tươi hoặc phân chưa hoai. Nên sử dụng phân gà, không khuyến khích phân bò
- Trộn thật nhiều phân hữu cơ
- Cho hỗn hợp trên vào trong hố
- Tạo 1 hố nhỏ vừa với bầu đất. Nhẹ nhàng đặt đầu rễ vào hố trồng. Không giống như khi trồng cây bareroot, không cần phải ấn chặt đất quanh bầu rễ. Trồng bầu đất thấp hơn bề mặt chậu từ 3-5cm.
- không cần tạo mô đất nhỏ dưới đáy chậu giống như khi trồng cây bareroot

Phương pháp cắt tỉa hoa hồng

( từ Link)

Dưới đây là một bài viết của Heirloom hướng dẫn cách cắt tỉa hoa hồng. Tuy nhiên, các bạn lưu ý, đây là hướng dẫn dành cho các cây hồng ôn đới có thời gian ngủ đông :) vì vậy, bài viết có tính tham khảo thôi nhé.

Phương pháp cắt tỉa hồng
Chúng ta cắt tỉa hồng không chỉ để cho đẹp; cắt tỉa đúng cách sẽ tăng cường sức khỏe cho cây hồng, ngăn chặn bệnh dịch và giúp cây ra hoa nhiều hơn. Có nhiều cách thức cắt tỉa hồng khác nhau cho nhiều thời điểm khác nhau trong năm, nhưng nhìn chung chỉ có một mục đích: giữ cho bụi cây sạch sẽ và thoáng, giúp cho lưu thông không khí tới giữa cây tốt hơn. Không khí lưu thông sẽ làm cho lá khô, giúp ngăn ngừa các bệnh về lá. Các bệnh nấm như đốm đen hay phấn trắng thường xảy ra ở các cây có cành mọc chằng chịt ở giữa. Cắt tỉa cũng giúp cho cây hồng của bạn có hình dáng tỉ lệ thích hợp với phần còn lại của khu vườn.

Hướng dẫn chung:
Bất kể là bạn đang tỉa bỏ hoa cũ trong mùa hè hoặc cắt tỉa hàng năm vào mùa xuân,  cần phải cân nhắc đến sự tăng trưởng của cây hồng. Nói cách khác, cách bạn cắt tỉa chỉ có một. Luôn luôn cắt ở phía trên mắt chồi. “Mắt chồi” là khu vực ở phía trên cành nơi phân nhánh, cây hồng luôn có một mắt ngủ ở nơi lá gắn với cành. Vào mùa hè, rất dễ để xác định được vị trí cắt cành, chỉ cần cắt ngay phía trên một cặp lá trưởng thành. Bạn sẽ gặp một chút khó khăn khi tìm mắt chồi trên các cành đang ngủ đông hoặc các cành già, chúng sẽ nằm ngay trên vết lá rụng hình bán nguyệt trên cành.



ví dụ về mắt chồi ẩn và sẹo láví dụ về mắt chồi ẩn và sẹo lá

ví dụ về mắt chồi lồi và sẹo láví dụ về mắt chồi lồi và sẹo lá

Một điều rất thú vị ở hồng là khả năng sẵn sàng ra chồi ở cành gỗ già. Không phải cây nào cũng có khả năng này. Ví dụ như cây cối (juniper, họ lá kim) rất khó ra lá ở cành già, chỉ cần cắt quá tay một chút bạn sẽ làm cho cây chết. Ngược lại, cây hồng lại có khả năng tuyệt vời là mọc chồi mới từ những cành già, thậm chí cho dù chúng có to cỡ thân cây. Đây là một tin tốt lành cho những người mới tập tỉa cành, gần như không thể làm chết một cây hồng bằng cách cắt tỉa quá nhiều. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể trẻ hóa một cây hồng bằng cách cắt gần sát gốc.

có thể nhìn thấy mắt chồi trên thân già dù hơi khó nhận biết hơncó thể nhìn thấy mắt chồi trên thân già dù hơi khó nhận biết hơn

chồi vẫn có thể nảy mầm dù vết cắt rất sátchồi vẫn có thể nảy mầm dù vết cắt rất sát


Giờ khi bạn đã nhận biết mắt chồi nằm ở đâu trên thân cây, việc cắt cây cũng rất đơn giản. Cắt một đường xiên ngay phía trên mắt chồi hướng ra ngoài. Cắt xiên giúp cho nước không đọng ở vết cắt, giúp cho nước không đọng ở cành và về mặt thẩm mỹ trông sẽ đẹp hơn. Sau khi cắt, cây hồng sẽ tập trung tăng trưởng vào mắt chồi gần nhất, và sẽ nứt ra chồi mới ở trên cùng. Bạn nên chọn mắt chồi hướng ra ngoài để đảm bảo cành mới không hướng vào bên trong cây (liên quan tới việc tăng cường lưu thông không khí như đã nếu ở trên) Gần như không cần phải bôi gì vào vết cắt. Bạn có thể bôi hồ dán lên vết cắt nếu như ở khu bạn ở có dịch sâu borer ở thân cây hồng.


cắt xéo 0.6cm phía trên mắt chồi hướng ra ngoàicắt xéo 0.6cm phía trên mắt chồi hướng ra ngoài



Cắt tỉa để đảm bảo sức khỏe của cây

Kỹ thuật cắt tỉa hồng cơ bản bao gồm 3 nội dung: loại bỏ những cành chết, bị tổn thương hoặc bị bệnh. Chết cành là một bệnh thường gặp ở hồng và hay xảy ra khi người ta cắt hồng ở giữa cành, đối diện với mắt chồi. Vì cây hồng sẽ tập trung tăng trưởng vào phần mắt trên cùng, phần còn lại của cành giữa vết cắt và mắt chồi kế tiếp sẽ chết. Đôi khi mắt chồi gần không nảy mầm được, cành chết sẽ ảnh hưởng sâu xuống đến mắt chồi khỏe mạnh kế tiếp. Cành gỗ chết thường màu nâu nhưng có thể màu đen do nhiệt độ mùa đông quá lạnh hoặc do sương giá.

cây chết cành và vết lan xuống thân dướicây chết cành và vết lan xuống thân dưới

cây bị thương tổn do sương giá mùa đôngcây bị thương tổn do sương giá mùa đông

Một phần của cơ chế tự vệ tự nhiên của cây hồng sẽ cố gắng ngăn chặn việc cây chết dần và hình thành một điểm dễ nhận ra giữa phần sống và phần chết của cây. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tổn thương, sẽ có thể có một phần ở đoạn cây chết vượt qua và chạy xuống dưới. Do đó, bất kể vào thời điểm nào trong năm, bạn cũng nên cắt ngay phần cây chết gỗ này. Quan sát màu của cành để quyết định bạn đã cắt đủ chưa; phần cây chết luôn ăn thêm xuống giữa thân cành. Những cành khỏe sẽ có màu trắng tinh hoặc xanh nhạt ở vết cắt. Xuất hiện màu khác là dấu hiệu chết cành, và cần phải cắt thêm phần đó đi.

cắt sâu xuống dưới vệt phân cách phần cây chếtcắt sâu xuống dưới vệt phân cách phần cây chết

phần đổi màu cho thấy vệt cây chết vẫn ăn sâu. Cắt sâu thêm xuống thân cành. Vết cắt mới màu trắng chứng tỏ thân cây khỏe mạnhphần đổi màu cho thấy vệt cây chết vẫn ăn sâu. Cắt sâu thêm xuống thân cành. Vết cắt mới màu trắng chứng tỏ thân cây khỏe mạnh

Những cành bị tổn thương hoặc bị bệnh cũng dễ nhận biết và thường xuất hiện cùng với cả vùng tổn thương khiến cho dịch bệnh có thể tấn công cây. Ở cây hồng, các vùng tổn thương thường là ở các cành mọc chéo nhau, khi cành chuyển động do gió, gai sẽ cào vào các cành bên cạnh. Tổn thương do gió còn xuất hiện trong thời kỳ tăng trưởng chính, khi đó các cành có hoa trĩu nặng sẽ gãy ngang thân trong mùa mưa bão. Các cành bị bệnh thường do một số loại bệnh thối mục cành, hoặc thương tổn từ các bệnh từ nấm như đốm đen hay phấn trắng, và phải được cắt bỏ hoàn toàn để tránh bệnh phát tán.

Những chỗ xây xước tạo điều kiện cho các loại sâu bọ và bệnh dịch tấn công cây.ví dụ như bệnh đốm đen và phấn trắngNhững chỗ xây xước tạo điều kiện cho các loại sâu bọ và bệnh dịch tấn công cây.ví dụ như bệnh đốm đen và phấn trắng

các cây gãy ngang thân do gió khi quá nặng vì hoa (thường gặp ở các cây có cành dài)các cây gãy ngang thân do gió khi quá nặng vì hoa (thường gặp ở các cây có cành dài)

cắt bỏ các phần cây bị bệnhcắt bỏ các phần cây bị bệnh


Xin nhắc lại lần nữa, mục đích chung nhất của việc cắt tỉa hồng là giúp cho phần giữa cây được thông thoáng để đảm bảo không khí lưu thông tốt và loại bỏ các phần gỗ già. Giữ sao cho cây hồng luôn tươi mới và sạch sẽ sẽ giúp cho cây của bạn khỏe mạnh và ra nhiều hoa.

Cây mọc quá dày ở phần giữa câyCây mọc quá dày ở phần giữa cây

Phần giữa cây thông thoáng giúp lưu thông không khíPhần giữa cây thông thoáng giúp lưu thông không khí

Cắt tỉa hồng theo mùa
Có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm cần cắt tỉa hồng. Một số người thích tỉa cây vào mùa thu, một số thì thích mùa xuân. Heirloom cho rằng cả 2 cách đều đúng (loại trừ các loại hồng ra hoa 1 lần, chỉ cần tỉa 1 lần sau khi ra hoa, xem thêm trong phần “Các trường hợp đặc biệt”) Thêm vào đó, tỉa hồng vào mùa hè cũng giúp cho cây đẹp hơn. Hãy cùng xem xét kỹ hơn mục đích tỉa hồng mỗi mùa…
Mùa thu
Trong mùa thu: Tỉa cây để loại trừ thân gãy, bị va quệt hoặc bị xước do gió. Quan sát cây hồng của bạn vào ngày có gió để xác định các khu vực có thể gặp vấn đề. Nói chung, bạn nên cắt hết các cành có đường kính nhỏ hơn cây bút chì ở các cây ghép hybrid teas, cây hồng bụi và cây leo. Những cành nhỏ này có xu hướng va quật khi có gió và sẽ làm xước các cành khác. Vào thời điểm này bạn cũng nên loại bỏ những cành mọc chéo cũng vì lí do này.
cắt bỏ các cành mọc chéocắt bỏ các cành mọc chéo

cắt bỏ các cành nhỏ hơn thân cây bút chìcắt bỏ các cành nhỏ hơn thân cây bút chì

Cắt tỉa những cành dài sẽ loại trừ khả năng rễ cây bị động do gió mạnh hoặc chu kỳ đóng băng/tan băng. Gió cũng làm giảm độ ẩm của cây, do đó giảm bớt kích thước cây cũng rất có ích. Cắt ngắn các cành tới cao ngang ngực để bảo vệ cây vào mùa đông. Cắt tất cả những cành lớn đến phần có thể buộc chắc vào khung đỡ.

sau khi tỉa vào mùa đông, cây hồng leo được cố định vào giànsau khi tỉa vào mùa đông, cây hồng leo được cố định vào giàn

Khi tính toán thời gian, cố gắng tỉa cành khi vào mùa sinh trưởng, khi đó việc cắt tỉa sẽ không làm các chồi mới nảy mầm bị ảnh hưởng bởi đợt sương giá sớm. Cẩn thận đừng để tỉa quá nhiều, nói chung chỉ nên giảm 1/3 độ cao của cây và tỉa gọn phần giữa cây để thoáng gió.

Trước khi tỉa cây vào mùa thu, mục đích tỉa cây: tăng khả năng lưu thông không khí, tỉa hoa cũ cho cây ra hoa 2 lần trong năm, giữ dáng cây, loại bỏ cành già, cành mọc chéo, cành yếu, chết, bị thương tổn hoặc bị bệnhTrước khi tỉa cây vào mùa thu, mục đích tỉa cây: tăng khả năng lưu thông không khí, tỉa hoa cũ cho cây ra hoa 2 lần trong năm, giữ dáng cây, loại bỏ cành già, cành mọc chéo, cành yếu, chết, bị thương tổn hoặc bị bệnh

tỉa mỏng và cắt bỏ cành mọc chéo để giảm tác hại của gió. Cắt bớt 1/3 cây tránh động rễ. làm sạch phần gốc để tránh dịch bệnhtỉa mỏng và cắt bỏ cành mọc chéo để giảm tác hại của gió. Cắt bớt 1/3 cây tránh động rễ. làm sạch phần gốc để tránh dịch bệnh

Mùa xuân
Trong mùa xuân: hồi sức cho cây hồng của bạn bằng cách cắt tỉa mạnh hàng năm. Cắt tỉa vào thời điểm này để tạo dáng cây, loại bỏ cành gỗ chết và các cành già. Đây là cơ hội quan trọng để bạn chỉnh sửa những vấn đề liên quan đến hình dáng hoặc giảm chiều cao của những cây đang mọc quá cỡ. Thường các cây hồng sẽ ra hoa ở các cành mới mọc, và các cành già sẽ cho ít hoa hơn. Bạn hãy sử dụng “Quy luật ngón cái” để quyết định – những cành mới mọc có đường kính bằng ngón tay cái sẽ là những cành khỏe nhất. Nếu cành có đường kính trên 2.5cm thì cần cắt bỏ.
Đối với hầu hết các cây hồng, để lại từ 6-8 cành khỏe mạnh là lý tưởng để có một cây hồng đầy đặn dáng đẹp mà không quá to. Đặc tính của các cây hoa chùm hoặc các cây hồng lai là có nhiều cành hơn, vì vậy bạn có thể giữ lại nhiều cành hơn đối với những loại này. Việc cắt tỉa cây mùa xuân đối với hầu hết các loại hồng nên giảm chiều cao của cây còn khoảng 45-60cm. Nếu bạn tỉa ngắn hơn thì sẽ có ít hoa hơn, nhưng những bông này sẽ to hơn. Cành dài hơn sẽ cho hoa nhỏ hơn nhưng nhiều hơn. Loại bỏ tất cả các cành chết, bị thương tổn và bị bệnh, các cành mọc chéo và nhỏ để cây thoáng và có chỗ cho chồi mới mọc.
Tỉa cành mùa xuân phải phụ thuộc vào thời tiết. Thường ở California, người ta tỉa cây vào tháng 1. Chỉ nên tỉa cành trước khi chồi mới mọc. Bạn sẽ không muốn tỉa cành khi có khả năng xuất hiện sương giá, hiện tượng này sẽ làm hỏng các chồi mới. Nếu các chồi mới bị hỏng vì quá lạnh, bạn nên tỉa lại cho ngắn hơn nhưng ko nên làm thường xuyên.
cắt bỏ cành chết, bệnh. Để lại 6-8 cành khỏe cho mùa mới. Cắt cây để lại khoảng 45-60cm.cắt bỏ cành chết, bệnh. Để lại 6-8 cành khỏe cho mùa mới. Cắt cây để lại khoảng 45-60cm.

cắt bỏ các cành mọc bên trong và mọc chéo để tăng lưu thông không khícắt bỏ các cành mọc bên trong và mọc chéo để tăng lưu thông không khí

Mùa hè
Trong mùa hè: Cắt bỏ hoa cũ sẽ ngăn cây tạo quả và do đó sẽ tiếp tục ra hoa cũng giúp cho cây đẹp hơn. Cắt xuống dưới tới cặp lá trưởng thành có mắt chồi hướng ra ngoài. Các cành lá trưởng thành thường có 5-7 lá, còn các lá không trưởng thành chỉ có 3 lá. Nếu bạn chỉ cắt tới 3 lá sẽ không có chồi mới hoặc hoa mới.
Đối với những cây bông chùm hoặc cây hybrid musk ra hoa chùm, thì lại có cách tỉa riêng: sau khi mỗi bông tàn thì cắt bông đó, và khi cả chùm đã ra hoa thì cắt cả chùm xuống tới cặp lá trưởng thành. Bạn hãy luôn nhớ rằng việc tỉa hoa tàn là để ngăn cây không tạo quả, chính vì thế bạn sẽ không muốn tỉa các cây ra hoa 1 lần trong năm trước khi chúng ra quả. Một số cây ra hoa 2 lần trong năm như các loại Rogusa sẽ ra hoa và quả cùng một thời điểm. Có thể bạn sẽ thích cảnh này và không muốn tỉa cây lúc đó. Bạn có thể tỉa hoa các cây ra hoa 2 lần cho tới tháng 8, sau đó dừng lại và để cây ra quả sau đợt hoa cuối cùng.
Việc tỉa cành mùa hè bao gồm cả việc tỉa cành để bảo dưỡng cây (để giữ dáng cho cây bụi to, hoặc giữ cho cây không chĩa ra đường đi…), tỉa lại dáng cả cây để giúp cho cây trông cân bằng và loại bỏ các mối nối yếu giữa các cành. Bạn cũng sẽ bỏ đi cả các nụ bị lụi do mưa mà không nở được. Luôn nhớ rằng phải cắt bằng lưỡi kéo sắc và thường xuyên khử khuẩn cho kéo cắt cây giữa các lần cắt nếu như bạn dùng kéo đó để cắt cành bị bệnh
  
Ghi nhớ rằng các giống có hoa bông to tường cần có cành cứng hơn để có thể mang được trọng lượng của bông hoa. Nếu bạn không cắt cành đủ dài, chồi mới sẽ quá yếu để đỡ bông hoa, vì thế cành sẽ cong xuống và hoa chúc mặt xuống đất. Thay cho việc chỉ cắt tới cặp lá trưởng thành gần nhất, bạn có thể cắt sâu xuống để thúc cho chồi mới nảy mầm. Tuy nhiên đừng cắt cả cành, nên để lại ít nhất 2 cặp lá trưởng thành.

cắt bỏ mắt nối giữa các cànhcắt bỏ mắt nối giữa các cành




Những trường hợp đặc biệt

Những loại hồng nở hoa 1 lần trong năm: Những loại hồng trồng vườn cổ thường chỉ ra hoa một lần trên cành gỗ già. Đây là những chồi xuất hiện từ năm trước và sẽ ra hoa năm sau. Đối với những cây loại này chỉ nên cắt tỉa 1 lần ngay sau khi cây kết thúc mùa hoa (thường vào giữa tháng 7) Nếu bạn tỉa cành vào mùa xuân, bạn sẽ mất tất cả những bông hoa của năm đó. Cứ cách 1 năm, bạn có thể tỉa tối đa 40cm mà không làm hại cây. Việc này giúp cho bụi cây to vẫn luôn giữ dáng và nằm trong tầm kiểm soát. Nếu bạn không quan tâm tới kích cỡ cây thì chỉ cần tỉa các cành đã chết, bị thương tổn hoặc bị bệnh hoặc những cành mà bạn không mong muốn.

Hồng hàng rào: Nếu bạn muốn trồng hồng thành hàng rào, bạn sẽ phải tỉa hồng theo một cách khác với các cây bụi đơn lẻ. Để tỉa rào, các bụi cây của bạn phải được trồng gần nhau hơn bình thường và phải được chăm sóc như 1 thể thống nhất. Tỉa hết những chồi mọc vượt lên.

Hồng trồng chậu: sẽ được tỉa như hồng trồng đất. Thường thì các chậu sẽ được đặt ở hiên nhà hoặc gần đường đi. Vì vậy nên cắt tỉa thường xuyên để cành không vươn ra ngoài và quệt vào người.

Hồng có đặc tính xâm thực: những cây này sẽ ra chồi mới từ gốc và vươn ra ngoài bao phủ một khu vực rộng lớn. Một số loại hồng Gallica và một số loại Centifolias sẽ có đặc tính này. Thay cho việc tỉa cây tới tận sát mặt đất, chỉ sử dụng cuốc để đào phần chồi mới lên. Bạn có thể đem tặng những cây mới này hoặc trồng chúng ở khu vực khác trong vườn. Đây chính là cách mà nhiều giống hồng đã được mang từ vùng này tới vùng khác khi người ta còn di chuyển bằng xe ngựa. “Harison’s Yellow” là một ví dụ

Hồng che phủ đất: các giống này có xu hướng mọc lan theo chiều rộng chứ ko mọc cao lên. Nếu cây hồng của bạn mọc quá phần đất cho phép, hãy cưỡng lại ý muốn chặt các cành thấp. Không nên tỉa những cây hồng này theo dáng lọ vì sẽ chỉ làm các cây này mọc thẳng lên chứ không mọc sang bên. Nói chung, tỉa hồng theo phong cách topiary là một ý tồi, vì làm vậy sẽ khó có thể khôi phục lại dáng của cây hồng. Nếu cành hồng quá dài, cắt nó ngay ở phần giữa cây.

Các giống hồng lai giữa hồng cổ và hồng hiện đại (Hybrid musk – Shrub roses): chỉ tỉa một ít cành để loại bỏ các chùm hoa tàn và giữ bụi tròn cao khoảng 0.9-1,2m (hoặc cao hơn nếu vườn của bạn có đủ chỗ) Các giống này có thể bị cắt ngắn hơn nếu bạn bị hạn chế về mặt không gian.

Hồng mini: Nên cắt ngắn còn 1/3 vào mùa xuân. Những giống hồng này rất khỏe nên có thể cắt tỉa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm để tạo dáng.