1. Chuẩn bị trồng hồng
Đối với hồng Bareroot
Các cây hồng bareroot thường được giao khi đang trong tình trạng ngủ đông. Chúng không chủ động phát triển lúc đó, nhưng cần có sự chăm sóc ngay sau khi ta nhận được cây.
Trước hết, sau khi lấy cây ra khỏi hộp, kiểm tra và cắt bỏ các cành/rễ gãy trong quá trình vận chuyển hoặc có dấu hiệu hư hại.
Sau đó, ngâm cây hồng trong nước ở nhiệt độ thường, nước ngập cả bộ rễ trong vòng ít nhất 4h đồng hồ nhưng không quá 24 tiếng. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất vào nước ngâm hồng như Vitamin B để giúp cây hạn chế bị sốc và thúc đẩy quá trình phát triển.
Nếu chưa trồng ngay, bạn nên ngâm cây trong vòng 4h, sau đó cho vào túi bóng, để mở miệng túi và bảo quản ở nơi mát, tối. Giữ cho cây ẩm bằng cách xịt nước hàng ngày, không để cây bị quá nóng hoặc quá lạnh.
Nên trồng cây càng sớm càng tốt. Nếu như bạn chưa thể trồng cây ngay trong vòng 2 tuần thì nên trồng tạm trong chậu to và tưới nước đầy đủ, tránh gió.
Đối với hồng chậu
Nếu bạn mua hồng chậu, ghi nhớ rằng chúng đang tăng trưởng và thường xuyên được tưới nước đầy đủ tại vườn ươm, vì thế nếu chưa thể trồng ngay, bạn nên tưới nước cho chúng hàng ngày và để dưới ánh sáng mặt trời.
Chọn nơi trồng hồng
Hồng là một giống cây khỏe nhưng chúng sẽ tăng trưởng tốt nhất nếu như được cung cấp đầy đủ điều kiện sống thích hợp. Để có thể ra nhiều hoa, hồng cần được chiếu sáng ít nhất 6h mỗi ngày, tốt nhất là nắng sáng để làm khô lá và hạn chế các bệnh về lá. Không nên trồng hồng gần các cây to vì chúng sẽ chiếm dụng ánh sáng mặt trời, nguồn nước và dinh dưỡng của cây hồng.
Đất trồng hồng nên thoát nước tốt. Nếu 1h sau khi mưa nước vẫn chưa thoát thì bạn cần phải cải tạo đất. Có thể rải gạch, hoặc sỏi dưới hố trồng hồng để giúp nước thoát tốt.
Cần phải đảm bảo sao cho nơi bạn dự định trồng hồng sẽ có đủ không gian cho cây hồng khi trưởng thành. Với không gian rộng hơn, cây sẽ thoáng khí hơn và giảm bớt các bệnh về lá.
Chuẩn bị nơi trồng hồng
Trước hết cần dọn sạch cỏ quanh khu vực trồng hồng.
Sau đó bổ sung thật nhiều phân hữu cơ, bất kể loại đất bạn đang có. Phân chuồng phải hoai kỹ trước khi bón, nếu không chúng sẽ làm cháy rễ cây hồng.
2. Trồng hồng bareroot
Đối với hồng Bareroot
Các cây hồng bareroot thường được giao khi đang trong tình trạng ngủ đông. Chúng không chủ động phát triển lúc đó, nhưng cần có sự chăm sóc ngay sau khi ta nhận được cây.
Trước hết, sau khi lấy cây ra khỏi hộp, kiểm tra và cắt bỏ các cành/rễ gãy trong quá trình vận chuyển hoặc có dấu hiệu hư hại.
Sau đó, ngâm cây hồng trong nước ở nhiệt độ thường, nước ngập cả bộ rễ trong vòng ít nhất 4h đồng hồ nhưng không quá 24 tiếng. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất vào nước ngâm hồng như Vitamin B để giúp cây hạn chế bị sốc và thúc đẩy quá trình phát triển.
Nếu chưa trồng ngay, bạn nên ngâm cây trong vòng 4h, sau đó cho vào túi bóng, để mở miệng túi và bảo quản ở nơi mát, tối. Giữ cho cây ẩm bằng cách xịt nước hàng ngày, không để cây bị quá nóng hoặc quá lạnh.
Nên trồng cây càng sớm càng tốt. Nếu như bạn chưa thể trồng cây ngay trong vòng 2 tuần thì nên trồng tạm trong chậu to và tưới nước đầy đủ, tránh gió.
Đối với hồng chậu
Nếu bạn mua hồng chậu, ghi nhớ rằng chúng đang tăng trưởng và thường xuyên được tưới nước đầy đủ tại vườn ươm, vì thế nếu chưa thể trồng ngay, bạn nên tưới nước cho chúng hàng ngày và để dưới ánh sáng mặt trời.
Chọn nơi trồng hồng
Hồng là một giống cây khỏe nhưng chúng sẽ tăng trưởng tốt nhất nếu như được cung cấp đầy đủ điều kiện sống thích hợp. Để có thể ra nhiều hoa, hồng cần được chiếu sáng ít nhất 6h mỗi ngày, tốt nhất là nắng sáng để làm khô lá và hạn chế các bệnh về lá. Không nên trồng hồng gần các cây to vì chúng sẽ chiếm dụng ánh sáng mặt trời, nguồn nước và dinh dưỡng của cây hồng.
Đất trồng hồng nên thoát nước tốt. Nếu 1h sau khi mưa nước vẫn chưa thoát thì bạn cần phải cải tạo đất. Có thể rải gạch, hoặc sỏi dưới hố trồng hồng để giúp nước thoát tốt.
Cần phải đảm bảo sao cho nơi bạn dự định trồng hồng sẽ có đủ không gian cho cây hồng khi trưởng thành. Với không gian rộng hơn, cây sẽ thoáng khí hơn và giảm bớt các bệnh về lá.
Chuẩn bị nơi trồng hồng
Trước hết cần dọn sạch cỏ quanh khu vực trồng hồng.
Sau đó bổ sung thật nhiều phân hữu cơ, bất kể loại đất bạn đang có. Phân chuồng phải hoai kỹ trước khi bón, nếu không chúng sẽ làm cháy rễ cây hồng.
2. Trồng hồng bareroot
- Đào hố: Hố trồng hồng cần phải sâu và rộng ít nhất 50 cm. Bón phân chuồng dưới đáy hố và lấp 1 lớp đất lên trên, chúng sẽ tạo chất dinh dưỡng cho cây khi rễ phát triển đủ lớn và sâu mà không ảnh hưởng đến các rễ mới mọc. Tạo một mô đất nhỏ trong lòng hố. Nếu các bạn trồng hồng thẳng xuống đất, chỉ giữ lại lớp đất bề mặt của hố mới đào, bỏ đất sâu dưới lòng hố và không sử dụng vì lớp đất này đã không còn đủ chất dinh dưỡng. Trộn đất bề mặt cùng với một ít phân chậm tan.
- Đặt cây hồng vào hố sao cho toàn bộ phần rễ nằm dưới bề mặt đất. Trải rộng bộ rễ trên mô đất nhỏ dưới đáy hố. Lúc này bạn nên cắt bỏ khoảng 1cm rễ để kích thích rễ phát triển.
- Lấp 1/3 hố bằng đất và nén đất, tưới nước ngập hố. Sau khi nước rút hết, tiếp tục lấp nốt hố và tưới thêm nước.
- Ghi nhớ: Vun đất quanh gốc thành một ụ đất nhỏ trong vòng 2 tuần, việc làm này sẽ giúp cho cây khỏi bị khô. Sau 2 tuần, nhẹ nhàng gạt bớt lớp đất này, tránh làm gãy các chồi có thể mọc lúc đó.
- Cắt bớt cành, chỉ để lại khoảng từ 7-10 cm phía trên mặt đất. Cắt cành tại mắt hướng ra ngoài, điều này sẽ giúp cho cành mới mọc ra phía ngoài chứ không mọc vào bên trong.
- Cách trồng hồng chậu tương đối giống với trồng cây bareroot. Tuy nhiên, vì các lớp rễ của hồng chậu đã nhiều hơn so với hồng bareroot nên tránh sử dụng phân bón trộn chung với đất khi lấp hố trồng hồng. Trong năm đầu tiên chỉ nên bón bằng phân nước tưới vào đất. Sang tới năm thứ 2 có thể sử dụng phân hạt trộn vào đất.
- Tưới nước: sau khi trồng, tưới nước 2-3 lần/tuần. Sau khi cây ổn định, tưới đẫm mỗi tuần 1 lần. Nên tưới gốc để tránh cho cây khỏi các bệnh về lá. Tưới nước vào buổi sáng để lá có thời gian khô trước khi trời tối. Tuy nhiên, khi thời tiết quá khô, để phòng nhện đỏ, cần phải xịt nước tưới lá thường xuyên vào ban ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét